Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Chọn màu sắc theo hướng

Chọn màu sắc theo hướng


Mỗi hướng khí hậu và hướng tiếp cận công trình đều có những đặc tính khác nhau, dẫn đến màu sắc của ngôi nhà cũng có những thay đổi sao cho tương ứng.


Về hướng khí hậu, những hướng nắng gắt (như tây nam, tây) thường cần giảm bớt độ chói cũng như độ hút nhiệt, nên sử dụng những gam màu nhẹ, phối hợp dịu mắt. Trong khi đó những hướng ánh sáng yếu hơn hoặc thời gian nhận sáng trong ngày không nhiều (như hướng đông bắc) thì nên dùng những màu tươi sáng và có thể phối hợp tương phản. Những hướng đón ánh sáng mạnh và góc chiếu sáng cao (như hướng đông nam, nam) có thể dùng màu sậm và đa dạng hơn trong cách phối các màu với nhau.












Những hướng nắng gắt nên sử dụng những gam màu nhẹ, phối hợp dịu mắt. Ảnh: SGTT

Về hướng giao tiếp, những khu vực mang tính đối ngoại của ngôi nhà cần phối hợp màu sắc chủ đạo, trong khi những mặt phụ khác thì nên căn cứ theo hướng khí hậu nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn phải có sự liên thông màu sắc giữa các mặt nhà với nhau. Việc dùng màu trên tường cũng cần căn cứ theo màu mái và màu cửa để kết hợp, trong đó màu mái hầu như là cố định, màu cửa thì phụ thuộc vào vật liệu (sắt, nhôm, gỗ, kính... và cả rèm nữa).


Thông thường, hay có sự “lây lan” lẫn nhau giữa các ngôi nhà trong sử dụng màu sắc - nhất là màu sắc ngoại thất. Có thời kỳ thiết kế chóp vòm đi với cách dùng màu chát chúa, gờ chỉ sơn phết đậm đà. Rồi xuất hiện dạng nhà Lego màu sắc tươi nguyên cùng khối hình, hoặc nhà “kiểu Pháp” dùng màu như bánh kem. Ai thích phong cách Zen (thiền) sẽ lấy màu trắng làm chủ đạo, người ưa phong cách hi-tech sẽ chọn toàn màu của nhôm kính bọc ngoài.












Một mảng màu đỏ ấn tượng làm điểm nhấn cho mặt ngoài nhà.

Nhiều nhà thiết kế đã thừa nhận, có thể làm cho một ngôi nhà đẹp (về mặt tiền nói chung và màu sắc nói riêng), nhưng khó có thể tìm ra được một dãy nhà đẹp với toàn là những ngôi nhà đẹp riêng lẻ được. Vì thế vấn đề dùng màu bên ngoài nhà vẫn đang đợi một hệ thống quy hoạch chi tiết và thống nhất, liên hệ với nhiều thành phần khác như tỷ lệ, khối dáng, khoảng lùi, cây xanh... của từng khu đô thị, từng dãy nhà. Với các khu đô thị quy hoạch ổn định đã được kiểm soát tốt về màu sắc mặt ngoài thì việc lưu tâm chính của gia chủ cùng người thiết kế là tập trung nhiều vào chọn lựa màu trong nội thất.


Sử dụng màu cho nội thất liên quan chặt chẽ đến công năng và bề mặt quan sát. Mà những điều này thay đổi tùy theo cách bố trí nội thất cũng như mở cửa, sắp xếp lối đi lại, vật dụng… nên khá linh hoạt. Có một thực tế là dù các hãng sơn đều nghiên cứu, pha trộn đến cả nghìn màu sắc, nhưng người tiêu dùng vẫn chọn những màu được xem là “trang nhã”. Những màu quá tươi hay nổi bật, hoặc những màu nguyên thủy thường được dùng chọn lọc trong các phòng trẻ em, phòng karaoke hoặc làm điểm nhấn rải rác.


Cũng qua khảo sát tâm lý người tiêu dùng mà một số hãng sơn hiện nay đã đi sâu vào nghiên cứu các xu hướng màu sắc ảnh hưởng như thế nào đến tâm sinh lý người sử dụng, và tìm kiếm những bảng màu tiêu biểu nhất, mang sắc thái riêng. Thậm chí có hãng sơn đã đưa ra dự báo về màu của từng năm và đề cao đặc tính của màu như cam ấm áp, xanh lá mềm mại, vàng vui vẻ, hồng trẻ trung... như những tài liệu tham khảo hữu ích, giúp khách hàng định hướng tốt hơn trong chọn lựa màu sắc cùng với nhà chuyên môn.

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Mặt tiền theo âm dương, ngoại cảnh

Mặt tiền theo âm dương, ngoại cảnh

Nhà phố nhiều tầng hiện phổ biến trong các đô thị. Với đặc thù chiều ngang hẹp, vươn lên cao, việc bố trí hình khối, màu sắc ngoại thất rất cần cân nhắc để đạt sự hài hòa về nhiều phương diện, trong đó có âm dương và ngoại cảnh.

Một số người làm nhà nhiều tầng theo kiểu xếp chồng các lầu lên nhau. Điều này không hẳn là sai hay xấu nhưng không đạt được dẫn dắt trên - dưới về hình thể và trường khí. Theo quy luật, càng lên cao, tính dương càng tăng, tính âm giảm (ánh nắng và gió nhiều hơn) nên cần bổ sung âm dương cho hài hòa.









Giảm chi tiết và hài hòa với cảnh quan là điều cần làm khi xử lý mặt ngoài. Ảnh: AV

Chẳng hạn, nên hạn chế bớt bức xạ gay gắt bằng cách tăng cường lam hay mảng tường, mái nghiêng che nắng cho các tầng cao. Trong thực tế, nếu làm ban công giống nhau từ dưới lên trên thì hầu như rất ít hiệu quả sử dụng, vì không phải ở tầng lầu nào, phòng phía trước có ban công cũng có những chức năng tương tự. Tất nhiên đối với nhà tháp cao tầng, khách sạn hay chung cư thì quan niệm có khác, nhưng về cơ bản vẫn là nguyên lý dẫn dắt "thượng hạ tương quan".

Việc bố trí các mảng lồi hay lõm, cong hay thẳng, vuông hay tròn... của mặt ngoài nhà cũng liên quan đến yếu tố hài hòa âm dương, không nên thiên lệch. Quá thuần dương sẽ gây cảm giác bít bùng nặng nề, tù hãm nội khí. Ngược lại, quá thuần âm thì sự trống trải xuyên thấu từ ngoài vào trong sẽ gây tán khí, cảm giác bất an, không che chắn được trước các tác động bên ngoài.

Vì vậy, tùy theo hướng khí hậu, hướng giao tiếp và hướng mệnh trạch của chủ nhà mà bố trí thành phần nào là chủ đạo, trên cơ sở đó sẽ bổ sung các yếu tố tương đồng và tương phản để xác định chính phụ, làm nên nét hài hòa.









Mặt tiền nhà phố có tính chiều hướng, trên dưới mạch lạc luôn đem lại hiệu quả thẩm mỹ. Ảnh: AV

Dáng vẻ ngoại thất của ngôi nhà còn phụ thuộc vào cảnh quan xung quanh. Nguyên tắc phong thủy là ngôi nhà tránh lấn áp ngoại cảnh, phải tương đồng với ngoại cảnh và giữa được tính Khiêm. Phong thủy xưa gọi trường hợp cùng dãy phố mà có nhà nhô ra là "cô nhạn xuất đầu" hoặc nhà thụt vào đột ngột là "thác nha" đều là những hình thế không tốt.

Nhà ở đã cùng dãy là cùng hướng nạp khí, nên nương theo nhau để hài hòa chung các lợi ích và cảnh quan. Không cần lồi và cứ lồi, thiếu nhất quán về hình khối, vật liệu và màu sắc, thích gì gắn nấy lên mặt tiền... chính là không biết đến tính Khiêm. Nhà thiếu Khiêm sẽ trở nên ngạo nghễ, lẻ loi và không thuận với môi trường. Tất nhiên, dù tương đồng về chiều cao, kiểu cách, vật liệu, nhưng mỗi nhà nên giữ vẻ riêng, không giống hệt nhau đến mức... khách vào nhầm nhà. Yếu tố ngoại cảnh (trồng cây, hàng rào, hồ nước) trước và quanh nhà cũng góp phần nâng cao ngoại diện và tạo khác biệt cho nhà mình, miễn sao không ảnh hưởng đến nhà khác.

Chọn màu phòng ngủ theo mệnh

Chọn màu phòng ngủ theo mệnh

Theo phong thủy học, mỗi mệnh trong ngũ hành đều có màu tiêu biểu khác nhau. Mỗi màu sắc lại có tính tương sinh, tương khắc. Đây cũng là những nguyên tắc giúp chọn được những màu phù hợp trong nội thất, đặc biệt là phòng ngủ.

Theo nguyên tắc, hành Mộc có màu tiêu biểu là xanh, Thổ (vàng), Thủy (đen), Hoả (hồng), Kim (trắng). Nếu muốn hưng vượng thì cần phải chọn màu theo mệnh. Chẳng hạn như người thuộc Mộc, phòng ngủ nên màu xanh (lục nhạt) là chính vì màu xanh là bản sắc của Mộc. Còn trong trường hợp gia chủ mệnh Hoả, phòng ngủ nên màu hồng (màu hồng nhạt) là chính, vì màu hồng là bản sắc của hoả. Tương tự với các mệnh khác như Thổ, Kim, Thuỷ.

































Phòng ngủ theo màu cơ bản của mệnh Kim.
Mệnh Mộc.
Mệnh Thủy.
Mệnh Hỏa.
Mệnh Thổ.

Ngoài ra, ngũ hành có tính tương sinh, tương khắc, giúp bạn chọn được những màu tốt và tránh những màu xấu. Tính tương sinh của ngũ hành là Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc. Vì thế, những người thuộc hành Mộc, ngoài việc có thể chọn màu mộc (xanh) để trang trí phòng ngủ, còn có thể dùng màu đen, vì Thuỷ sinh Mộc.

Hiện tượng tương khắc của ngũ hành theo nguyên tắc Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc. Vì thế người thuộc mệnh Mộc kiêng dùng màu trắng, vì trắng là màu của Kim, mà Kim lại khắc Mộc.

Biểu đồ màu bản sắc, màu sắc sinh vượng và màu sắc kiêng kỵ của ngũ hành. Bạn sẽ chọn được màu thích hợp cho mình tại đây:



































THỦYKIMTHỔHỎAMỘC
Màu sắcĐen (xanh lam nhạt)Trắng (trắng sữa)Vàng (vàng marông)Hồng (hồng nhạt)Xanh (xanh lục nhạt)
Màu sinh vượngTrắng bạch kim sinh ThuỷVàng Hoàng Thổ sinh KimHồng Hoả sinh ThổXanh Thanh Mộc sinh HoảĐen nước đen sinh Mộc
Màu kiêng kỵMàu vàng Hoàng Thổ khắc ThủyMàu hồng Hồng Hoả khắc KimMàu xanh Thanh Mộc khắc ThổMàu đen Nước đen khắc HoảMàu trắng Bạch Kim khắc Mộc

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Mở cửa sổ hợp lý cho từng không gian

Mở cửa sổ hợp lý cho từng không gian

Trong một căn nhà, cửa sổ có vị trí rất quan trọng. Đó không chỉ là nơi lấy sáng tự nhiên, thông gió, thoát nhiệt, thoát mùi, ẩm mốc, mà còn tạo tầm nhìn ra thiên nhiên, phá bỏ cảm giác chật chội cho những căn phòng nhỏ.



Đối với phòng ngủ, không nên bố trí cửa sổ ở vị trí đầu giường ngủ hoặc hướng thẳng vào mặt người nằm, cũng không nên đặt cửa sổ tại vị trí đón nắng hướng tây, sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ và sức khỏe. Ngoài ra, để không gian thông thoáng, không nên mở cửa sổ tại vị trí có tầm nhìn ra bên ngoài không đẹp như nhà vệ sinh, chuồng trại... Cũng cần tránh kê các đồ nội thất như TV, trang thiết bị máy móc gần cửa sổ, sẽ rất nhanh hỏng.



Phòng ngủ của trẻ em cần thiết phải có cửa sổ để lưu thông không khí nhưng không nên nhiều hoặc cửa quá to. Trẻ em thích leo trèo, nhìn ra ngoài cửa sổ có thể dễ bị ngã, bị thương... Để đảm bảo an toàn cho trẻ, cửa sổ nhất thiết phải có song sắt hoặc lưới bảo vệ. Ngoài ra, để tăng tính an toàn, tránh để trẻ bị giật mình vì cảnh vật bên ngoài, không nên đặt giường ngủ của trẻ sát cửa sổ.

Ngược lại, đối với phòng khách, nên mở càng nhiều cửa sổ càng tốt vì đây là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình, cần nhiều ánh sáng và không gian. Nhiều cửa sổ, tầm nhìn ra thiên nhiên càng lớn, kèm theo đó là cảm giác thoải mái, thư giãn.



Với phòng vệ sinh, quan niệm trước đây và ngày nay đã thay đổi. Trước đây, phòng vệ sinh luôn phải đặt ở nơi càng kín đáo càng tốt. Hiện nay, hầu hết các gia đình đều thiết kế cửa sổ cho khu vệ sinh, chứ không đơn thuần chỉ là cửa thông gió. Cửa sổ phòng vệ sinh là cách để làm thông thoáng hơi nước trên mặt sàn, tránh ẩm mốc, thoát mùi và lấy sáng tự nhiên. Và quan trọng hơn là tạo được cảm giác thoái mái khi được ngắm nhìn ra thiên nhiên bên ngoài tránh cảm giác bó hẹp. Trong thiết kế cửa sổ phòng vệ sinh, chú ý mở rộng tối đa kích thước cửa sổ nhưng vẫn phải đảm bảo được sự kín đáo tránh làm mất đi tính riêng tư.

Bạn cũng có thể mở cửa sổ tại các điểm nhìn ra biển, xa là đồi núi, nhìn ra khoảng sân vườn xanh tươi hoặc thung lũng, ruộng lúa… Vẽ tranh lên kính các ô cửa sổ cũng là một cách để bạn biến cửa sổ thành điểm nhấn có ý nghĩa cho căn phòng của bạn.

Nếu chẳng may cửa sổ nhà bạn quay ra hướng nắng gắt mà vẫn muốn mở cửa thì có thể trồng cây bóng mát hoặc giàn hoa leo cạnh cửa sổ để che bớt. Nên tạo các ô văng lớn hoặc chớp sắt để hạn chế ánh nắng xuyên vào phòng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng kính phản quang và rèm cửa.

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Thiết kế phong thủy cho nhà chung cư

Thiết kế phong thủy cho nhà chung cư

Bố trí phong thủy hợp lý sẽ đem lại lộc tài cho gia đình đồng thời làm đẹp cho căn hộ.

Trước hết, gia chủ nên lưu ý màu sơn. Màu sắc cần phải phù hợp với mệnh của gia chủ. Ví dụ, gia chủ mạng Thủy có thể chọn các màu xanh lam, xanh ngọc, xanh nước biển. Mạng Kim dùng màu trắng; mạng Mộc chọn màu xanh lá đậm, vàng đất, nâu; mạng Hỏa chọn màu đỏ, cam; mạng Thổ chọn màu tương tự như Mộc nhưng sắc độ đậm hơn. Hoặc có thể dựa trên quy luật tương sinh tương khắc để lựa chọn màu nên dùng và tránh màu khắc với mệnh gia chủ.









Dùng màu trắng cho gia chủ mạng Mộc.

Các căn hộ chung cư được thiết kế theo dãy, cửa chính thường đối diện nhau nên khí xấu của nhà này xung thẳng sang nhà kia. Một số căn hộ còn ở vị trí bất an như hẻm hàng lang hay chân cầu thang, do đó khí vận chuyển sẽ không được lưu thông tốt, để khắc phụ tình trạng này cần treo phong linh bằng đồng trước cửa để khí trong căn hộ được lưu thông tốt hơn.









Treo phong linh bằng đồng trong nhà cản khí xấu.










Không nên dùng vật hành Hỏa, có góc nhọn trong nhà.

Bất lợi đầu tiên ở căn hộ chung cư chính là người bên ngoài có thể quan sát thẳng vào phòng khách và nhà bếp khi mở cửa. Điều này không tốt theo quy luật phong thủy. Tuy nhiên khả năng di chuyển bếp lại khó khăn bởi phụ thuộc vào hệ thống đường nước và kết cấu kiến trúc của cả tòa nhà. Bởi vậy, nên đặt những vách ngăn lửng phân chia không gian, có thể là bình phong, kệ tủ, vách gỗ… tách biệt giữa bếp và phòng khách.



Giường ngủ thường tránh bị đối diện với cửa nhà vệ sinh, đặc biệt là với những người mệnh Hỏa vì Thủy khắc Hỏa. Nhưng đối với căn hộ chung cư, diện tích nhỏ nên khó tránh khỏi vấn đề này. Biện pháp che chắn khuyết điểm này là bạn nên treo 6 đồng tiền cổ trước cửa nhà tắm.

Các phòng không vuông vắn, có vát góc dẫn đến việc khó bố trí đồ dùng cho cân bằng, giải pháp là chọn gương để tạo khoảng trống ảo. Ngoài ra có thể đóng tủ, kệ vừa vặn với vị trí bị lệch hoặc kê chậu cây giúp che chắn cũng như tạo cân bằng khí tốt.

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Lối vào của năng lượng

Lối vào của năng lượng

Ở mỗi ngôi nhà, cửa ra vào tượng trưng cho sự tiếp cận không gian bên trong với thế giới bên ngoài. Đồng thời, đó cũng là nơi mang lại các luồng khí và sự may mắn.

Để hợp phong thủy, cửa chính phải được mở thông vào vị trí rộng nhất của căn phòng. Nhờ đó, luồng khí từ ngoài tràn vào sẽ dễ dàng luân chuyển khắp phòng. Cửa vào hẹp hoặc tối tăm thường tạo cho chủ nhân cảm giác bức bối, bất an. Nó còn làm cho vận may bị chặn lại.

Theo các chuyên gia phong thủy, chọn vị trí cửa vào rất quan trọng. Bạn không nên bố trí cửa của các căn phòng thẳng hàng nhau bởi khi mở cửa, khí sẽ bị kéo tuột đi rất nhanh. Để khắc phục nhược điểm này, bạn hãy treo những ngọn đèn rủ từ trên trần xuống. Đèn sẽ trở thành vật cản, làm giảm tốc độ lưu thông của khí. Nhờ thế, vận may cũng không bị trôi tuột đi.









Cửa chính phải tính toán để hợp phong thủy. Ảnh: Interiordoors

Tương tự, cũng không thể bỏ qua vị trí cửa sau của ngôi nhà. Những cơ hội tài chính sẽ tới nếu cửa sau nhà bạn thông ra một con đường hoặc hẻm lớn. Có thể đặt tượng sư tử, chó săn hoặc cây cảnh hai bên cửa chính hoặc cổng vào nhà. Chúng tạo cảm giác bảo vệ, đồng thời cũng ngăn ngừa khí thoát ra ngoài.

Cửa nên cân xứng với toàn bộ ngôi nhà, cũng như kích thước các phòng. Cửa quá nhỏ sẽ hạn chế luồng khí luân chuyển. Sức khỏe, tiền tài và hạnh phúc cũng bị ảnh hưởng. Ngược lại, cửa đi lớn làm ngôi nhà tích tụ quá nhiều luồng khí. Đối với các cửa vào phòng, kích thước 80 cm được coi là tài vượng. Không nên chọn cửa rộng hơn 90 cm vì như thế tài sản sẽ bị thất thoát.

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Chọn bàn làm việc theo ngũ hành

Chọn bàn làm việc theo ngũ hành


Mỗi kiểu bàn làm việc được dùng cho từng công việc mang tính chất đặc trưng khác nhau. Nó có tác dụng riêng đặc thù đã qua nghiên cứu kỹ lưỡng của các nhà phong thủy, tâm lý.


Bàn kiểu mệnh Kim có hình tròn. Mọi người trong bàn đều ngang nhau trong bàn bạc và tìm ra các giải pháp tốt nhất. Bố trí bàn kiểu Kim luôn kích thích mọi người cùng nhau trao đổi toàn diện.



















Bàn mệnh Kim.

Khi có cuộc họp quan trọng cần có quyết định thì một chiếc bàn chữ nhật là lý tưởng nhất. Kiểu bàn này phù hợp với số lượng người nhiều, với những đoạn đối thoại ngắn gọn, xúc tích. Bàn kiểu Mộc, sẽ giúp mọi người có cảm giác thoải mái khi đưa ra quyết định hay sáng kiến mới.



















Bàn mệnh Mộc.

Với những cuộc nói chuyện có thể thoải mái trình bày ý kiến của mình, hoặc khi mục tiêu là cảm ơn sự hợp tác của mọi người, hay nhân viên thì bố trí chỗ ngồi kiểu này là phù hợp nhất. Bàn kiểu Thủy phù hợp những công việc bàn bạc thiện chí, hay ngồi “chia chác” khi kết thúc việc hợp tác.



















Bàn mệnh Thủy.

Bàn kiểu Hỏa phù hợp với những cuộc nói chuyện chỉ có một người chủ trì và đối điện với nhiều người khác. Kiểu ngồi này cũng tương tự như ở các giảng đường đại học. Hay vị giám đốc trong cuộc họp, với tính chất công việc là ra lệnh về nội dung quy trình, hoặc thông báo của cấp trên với cấp dưới. Tuy nhiên, với những nhà tư vấn về hôn nhân gia đình, thiết kế nội thất, kiến trúc sư và những người đang hợp tác với khách hàng thì không nên bố trí bàn kiểu này.



















Bàn mệnh Hỏa.

Bàn làm việc kiểu Thổ tạo cho người ngồi có cảm giác vững vàng và tôn trọng sự tham gia của người khác. Kiểu bố trí này thích hợp với nhóm người từ 4 đến 8. Bố trí bàn làm việc và chỗ ngồi phù hợp với mục đích giao tiếp, với số lượng người tham gia thể hiện sự chuyên nghiệp, sự hiểu biết của người bố trí và người sử dụng. Trong đó có sự nghiên cứu cao của tính chất công việc đặc thù. Đồng thời tạo cảm giác thoải mái cho những người tham gia. Điều này sẽ giúp cuộc nói chuyện của bạn đạt kết quả tốt.












Bàn mệnh Thổ.